image banner
Nỗ lực phát triển vận tải đường bộ
Lượt xem: 84
Trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, hoạt động vận tải nói chung, vận tải đường bộ nói riêng trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất. Sản lượng các loại hình vận tải đường bộ tiếp tục giữ đà phục hồi, tăng trưởng cả về vận tải hành khách và hàng hóa; chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, tiết kiệm chi phí xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống cầu, đường bộ được đầu tư nâng cấp, xây mới góp phần thúc đẩy phát triển vận tải đường bộ.
            Bài và ảnh: Thành Trung
Hệ thống cầu, đường bộ được đầu tư nâng cấp, xây mới góp phần thúc đẩy phát triển vận tải đường bộ. 

              Để thúc đẩy phát triển dịch vụ vận tải, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho doanh nghiệp vận tải, đội ngũ lái xe, phụ xe; thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa thu hút nguồn lực cho phát triển hạ tầng vận tải, nhất là vận tải hành khách công cộng; khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện xe mới, xe giường nằm chất lượng cao; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách. Cùng với đó, hạ tầng giao thông đường bộ trên toàn tỉnh phát triển cả về số tuyến, số km và các cấp đường. Hầu hết các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp mặt đường đạt tiêu chuẩn cấp cao A1, thuận lợi cho người và phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt. Nhờ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không ngừng được cải tạo, nâng cấp nên số lượng đơn vị vận tải hành khách, kết cấu đoàn phương tiện liên tục tăng qua các năm. Toàn tỉnh có 11 bến xe khách được Sở GTVT nghiệm thu và công bố đưa vào khai thác theo các tiêu chí tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách (trong đó có 1 bến đạt loại 2; 3 bến đạt loại 3; 6 bến đạt loại 4; 1 bến đạt loại 5). Các bến xe sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động xe ra, vào bến và duy trì thực hiện truyền tải dữ liệu đầy đủ, liên tục về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam.

              Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có tổng cộng 436 đơn vị vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải) tham gia hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô với tổng cộng 2.340 chiếc. Trong đó có 203 đơn vị hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô với tổng số 1.789 chiếc và 22 nghìn chỗ. Công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định cơ bản đáp ứng được yêu cầu; phương thức quản lý tuyến cố định được đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch trong công tác đăng ký khai thác tuyến. Các đơn vị vận tải tập trung triển khai và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh trong quản lý điều hành hoạt động vận tải: sử dụng phần mềm gọi xe thông minh để kết nối với hành khách, hệ thống camera giám sát, hệ thống cung cấp thông tin của lệnh vận chuyển... Trong năm 2023, Chi nhánh Nam Định - Công ty Cổ phần Di chuyển xanh và thông minh GSM đã đầu tư 296 xe taxi điện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, loại hình vận tải sử dụng năng lượng sạch, sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính. Từ ngày 26-1-2024, Công ty TNHH Ô tô Đại Duy đã chính thức tham gia khai thác cùng với Công ty Cổ phần Xe khách Hà Nội (thành phố Hà Nội) tuyến vận tải khách bằng xe buýt (Tuyến xe buýt số hiệu 215) Bến xe Mỹ Đình (thành phố Hà Nội) - Bến xe Trực Ninh (Nam Định); cự ly tuyến 112km. Thời gian hoạt động trong ngày: mở bến đầu A lúc 5 giờ, đầu B lúc 4 giờ; đóng bến đầu A lúc 20 giờ, đầu B lúc 19 giờ; giãn cách chạy xe 30 phút/lượt với tổng số 62 lượt xe/ngày; giá vé toàn tuyến 90 nghìn đồng/lượt, vé chặng/lượt gồm các loại 30 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 70 nghìn đồng.

              Vận tải hàng hóa cũng cơ bản thực hiện mục tiêu là hoạt động trong phạm vi đường ngắn, gom hàng tạo chân hàng/nguồn hàng cho các phương thức vận tải khác, vận chuyển trên các tuyến mà các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường thủy nội địa không thể đáp ứng được. Đến đầu năm 2024, toàn tỉnh có 250 đơn vị hoạt động vận tải hàng hoá bằng ô tô với tổng số 551 chiếc và 5.557 tấn tải trọng. Hoạt động vận tải đường bộ đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hóa với tổng sản lượng vận tải hành khách năm 2023 ước đạt 23.541 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 11% so với năm trước và luân chuyển 1.777 triệu lượt khách.km, tăng 7,7%; vận tải hàng hóa năm 2023 (đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển) ước đạt 47.812 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 15,4% so với năm trước và luân chuyển 10.395 triệu tấn.km, tăng 15,7%.

              Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vận tải đường bộ của tỉnh đứng trước một số khó khăn như: tình trạng xe chạy hợp đồng trá hình đi các tỉnh lân cận vẫn diễn ra phổ biến mà chưa có giải pháp khiến các xe khai thác tuyến cố định đang bị cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là các tuyến có cự ly dưới 300km đi các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, gây phức tạp cho quản lý thị trường vận tải. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt còn gặp nhiều khó khăn do không được trợ giá; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt. Một số đơn vị vận tải, Ban quản lý bến xe chưa quan tâm đúng mức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải…

              Thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh rà soát điều chỉnh quy hoạch GTVT phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; huy động hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo quy hoạch, trong đó tranh thủ tối đa sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Bộ GTVT để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Chỉ đạo các đơn vị vận tải thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải; tăng cường theo dõi hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình, xử lý nghiêm các xe vi phạm. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải và triển khai thực hiện văn bản quản lý Nhà nước khi có sự thay đổi, điều chỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải; chấn chỉnh, xử lý đối với các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, gây mất trật tự vận tải, bức xúc trong dư luận như: xe hợp đồng vận chuyển hành khách hoạt động có lộ trình như tuyến cố định, đi không đúng luồng tuyến, lợi dụng thu cao giá vé hơn giá vé được kê khai niêm yết…

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
image banner

© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH

Trưởng ban biên tập: Ông Đinh Xuân Hùng - Giám đốc Sở

Địa chỉ: 384, Đường Điện Biên, TP Nam Định, Tỉnh Nam Định 

Điện thoại: 02283 849 692 - Fax: 02283 677 668

Email sogtvt@namdinh.chinhphu.vn - Website sogtvt.namdinh.gov.vn

Giấy phép số 03/GP-STTTT Ngày 23/10/2018 của Sở thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định

Thiết kế bởi VNPT Nam Định

Chung nhan Tin Nhiem Mang